Biện pháp thi công đường ống chữa cháy

  1. BIỆN PHÁP THI CÔNG ĐƯỜNG ỐNG CHỮA CHÁY

III.1. Phương pháp sơn đường ống:

  1. QUI TRÌNH THI CÔNG SƠN CHỐNG RỈ : SỬ DỤNG SƠN ĐẠI BÀNG (S.AK-N1)
  2. TÍNH NĂNG KỸ THUẬT
  • Chống rỉ tốt, tạo độ bám dính tốt cho lớp sơn phủ kế tiếp.
  • Lượng sơn tiêu tốn cho 1 m2 sản phẩm: 100 – 150g (thực tế tuỳ thuộc vào bề mặt cần sơn).
  1. CÁCH SỬ DỤNG

• Chuẩn bị bề mặt Bề mặt xử lý cần phải không có bụi bẩn, dầu mỡ và bất cứ tạp chất nào. Làm sạch dầu trên bề mặt ống bằng 2 phương pháp : –          Dùng xăng và giẻ khô  lau sạch dầu trên đường ống

  • Có vảy, rỉ: đánh giấy nháp, bàn chải cứng.
  • Bề mặt kim loại chuẩn bị xong phải sơn ngay để ngăn chặn sự ăn mòn trở lại.

Phương pháp gia công

  • Thùng sơn phải được khuấy đều.
  • Dùng chổi quét, ru lô hoặc súng phun (áp lực cung cấp: 2 – 4 KG/cm2).
  • Sơn đặc pha bằng dung môi DMT2 – AK; tỷ lệ pha: 5 – 10 %.
  • Thời gian cho phép sơn lớp kế tiếp, tối thiểu: 22 giờ.
  • Điều kiện sơn: độ ẩm không khí không quá 90%.
  1. QUI TRÌNH THI CÔNG SƠN CHỈ THỊ MÀU :SỬ DỤNG SƠN ĐẠI BÀNG (S.AK-P ,MÀU ĐỎ )
  2. TÍNH NĂNG KỸ THUẬT
  • Sử dụng để hiển thị màu trên đường ống.

• Bảo vệ tốt bề mặt, chống ăn mòn tốt.

  • Lượng sơn tiêu tốn cho 1m2 sản phẩm:150-200g (thực tế tùy thuộc vào bề mặt vật liệu cần sơn).
  1. CÁCH SỬ DỤNG

Chuẩn bị bề mặt cần sơn

  • Bề mặt vật liệu mới:đã có lớp sơn chống rỉ  S.AK-N1 (đối với ống thép đen ) hoặc lớp sơn xử lý bề mặt  CXL-WP ( đối với ống thép được mạ kẽm)  khô thấu, sạch, khô, không dính dầu mỡ, bụi bẩn.

Phương pháp gia công:

  • Thùng sơn phải được khuấy đều.
  • Dùng chổi quét, ru lô hoặc súng phun (áp lực cung cấp: 2 – 4 KG/cm2).
  • Sơn đặc pha bằng dung môi DMT2-AK; tỷ lệ pha: 5-10 %.
  • Yêu cầu sơn tối thiểu 2 lớp. Mỗi lớp cách nhau 1 giờ.
  • Điều kiện sơn: độ ẩm không khí không quá 90%.
Flexible Sprinkler hose

Ống thép lắp ống mềm nối đầu phun sprinkler hãng youngjin

III.2. Phương pháp thi công ống chữa cháy:

  • Phương pháp cắt được thực hiện phù hợp với từng loại vật liệu và các đoạn cắt đúng như bản vẽ.
  • Sử dụng máy cắt chuyên dụng đảm bảo chiều dài ống, các mối cắt theo đúng yêu cầu.
  • Sử dụng kính bảo vệ mắt, máy cắt đảm bảo có bộ phận bảo vệ tránh phoi và lửa văng ra ngoài gây tai nạn.
  1. Cắt gọt:
  • Khi cắt gọt không làm biến dạng ống và lớp bảo vệ, mặt cắt ống phải nhẵn và vuông góc với tâm ống (hay vạt góc nếu cần) để thực hiện mối nối .
  • Dụng cụ cắt ống phải thích hợp và đảm bảo về chiều dài mối cắt theo đúng yêu cầu.
  1. Ren ống:

Cắt thẳng ống và làm sạch ba via trước khi ren

  • Với ống có đường kính<= 32 chiều dài đầu ren tối thiểu phải đạt 20mm. Với ống có đường kính > 32 và <= 65 chiều dài đầu ren tối thiểu phải đạt 30-:-35mm.
  • Ren ống bằng máy ren với bước ren và độ dài theo quy định. Đường ren trên ống có dạng côn, tuân thủ theo các tiêu chuẩn về ren ống.
  • Ren ống bằng máy gia công ren có gắn bộ phận tự động định kích thước. Cắt thẳng góc với tâm ống, cắt dần và đều sao cho lớp cắt được trơn láng. Tùy theo từng loại ống mà với mặt trong của đầu ống ta tiến hành cho lượng dầu cắt thích hợp, hoặc cho dầu cắt đều vào bộ phận cắt.khi dầu bị đổi màu do bị lẫn nước thì phải thay dầu mới. Khi răng bị lồi lõm thì phải thay lưỡi ta rô. Xác nhận chiều dài phần ren.

Lắp đặt hệ thống đường ống chữa cháy.

  1. Xác định vị trí tuyến ống.
  • Định vị tuyến ống theo bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công đã được duyệt hoặc vị trí thay đổi do có nhiều đường ống kỹ thuật trùng nhau, trong trường hợp thay đổi phải có sự nhất trí bằng văn bản của: Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát, Tư vấn thiết kế, Cơ quan thẩm duyệt và Nhà thầu thi công.
  • Sau khi xác định vị trí tuyến ống, bật mực tim tuyến ống, đánh dấu những vị trí cần khoan lắp giá đỡ hoặc giá treo ống. Kiểm tra vị trí đáp ứng với tiêu chuẩn, tuyến ống phải thẳng,
  • Sau khi lắp đặt giá đỡ ống, đai treo ống sẽ mời đơn vị Tư vấn giám sát, chủ đầu tư nghiệm thu trước khi lắp đặt đường ống.
  1. Lắp đặt đường ống
TTĐƯỜNG KÍNH ỐNG (mm)KHOẢNG CÁCH ĐỐI VỚI ĐƯỜNG ỐNG NGANG (mm)KHOẢNG CÁCH ĐỐI VỚI ĐƯỜNG ỐNG ĐỨNG (mm)TI TREO
(M)
12021.58
22521.58
3322.51.58
4402.51.58
5502.728
6652.7210
7803210
81003210
91253210
101503210
112003212

 

  • Đường ống chữa cháy của công trình chủ yếu được lắp đặt trên trần các tầng và hành lang

 

Khoan tạo lỗ, đóng tắc kê lên trần theo đúng kích thước quy định:

 

Kích thước áp dụng khoan lỗ cho các loại tắc kê
Độ sâu mũi khoanD6D8D10
cm344
  • Dùng đai treo ống, tại các vị trí gần cột hoặc dầm sẽ bổ sung thêm giá đỡ tăng cứng để giữ chặt ống (chi tiết về đai treo, giá tăng cứng xem tại bản vẽ thi công),
  • Đối với đường ống có đường kính từ D80 trở lên sử dụng phương pháp liên kết mặt bích được định vị bằng quang treo và giá đỡ ống;
  • Đối với đường ống có đường kính từ D65 trở xuống sử dụng phương pháp liên kết ren được định vị bằng quang treo ống
  • Đối với đường ống chính liên kết với đường ống nhánh sử dụng phương pháp khởi thủy tại đường ống chính (không phải dùng Tê) với đường kính lỗ bằng đường kính trong của ống nhánh. Đường ống nhánh dùng máy cắt bàn cắt vuông góc với đường ống sau đó dùng máy mài cầm tay tạo đường cong tương ứng tại vị trí liên kết với đường ống chính sau đó liên kết giữa ống chính và ống nhánh bằng phương pháp hàn hồ quang.

Chi tiết kích thước khởi thủy áp dụng theo bảng sau:

  • Việc lắp các đai treo ống trên trần tuân thủ theo nguyên tắc: Không quá 3,5m ống dài phải có một đai treo, tại vị trí có đầu phun thì cách đầu phun không quá 0,5m phải có 1 đai treo để tránh đường ống bị rung khi đầu phun làm việc. Tại vị trí có van không quá 0,5m phải cóđai treo. Ngoài ra, các vị trí đường ống đi qua cột, dầm có bổ sung thêm gông, giá đỡ tăng cứng. Việc lắp các giá tăng cứng cho tuyến ống theo nguyên tắc: không vượt quá 25m ống phải bổ sung 1 giá tăng cứng.
  • Đối với đường ống có đường kính từ DN50 trở xuống dùng nở sắt D8 kết hợp với đai treo để treo ống và dùng thép V3 để gia công giá tăng cứng
  • Đối với đường ống có đường kính từ DN65, DN80 dùng nở sắt D10 kết hợp với đai treo để treo ống và dùng thép V3 để gia công giá tăng cứng.
  • Đối với đường ống có đường kính từ DN100 trở lên dùng nở sắt D10 để bắt giá treo ống và dùng thép V4 để gia công giá tăng cứng.
  • Đường ống trục chính thông tầng được lắp đặt trong hộp kỹ thuật: Dùng nở sắt D10 bắt đai ôm, giá đỡ vào trường của hộp kỹ thuật (chi tiết xem tại bản vẽ thi công)
  • Các đoạn đấu nối vào tủ chữa cháy vách tường được đi ngầm trong tường (Riêng tầng hầm đi nổi)

Chú ý bịt các đầu hở của ống để ngăn ngừa vật lạ xâm nhập làm tắc ống

  1. Các dạng kết nối ống
  • Kết nối bằng phương pháp hàn:

– Công tác chế tạo các đoạn ống và lắp đặt bằng phương pháp hàn tại công trường tuân theo quy trình sau:

-Tại các vị trí mối ghép hàn sẽ được thực hiện theo quy trình hàn, đảm bảo kỹ thuật.

– Để đấu nối đoạn ống với nhau hoặc đấu nối đoạn ống với thiết bị, trước hết phải kiểm tra vị trí cần nối tại thiết bị,

– Dùng thiết bị nâng, đưa hai đoạn ống vào vị trí, đúng toạ độ thiết kế, hai đầu ống tiến gần sát nhau, đồng tâm với nhau và song song với phương ngang, khe hở giữa chúng từ 1.0- 3 mm

– Hai đoạn ống tạm thời được treo bằng ty treo hoặc palăng hoặc bằng giá; dùng thiết bị vi chỉnh điều chỉnh độ đồng tâm của chúng cũng như khe hở của chúng, sao cho phía trong lòng ống phải thẳng, phẳng và không có gờ để tránh dòng chảy xoáy của môi chất tại điểm nối, làm giảm tuổi  thọ của ống, cũng như làm giảm lưu lượng dòng chảy.

– Quy trình hàn:

+ Công tác chuẩn bị:

Que hàn được sử dụng là que hàn J421 .

Que hàn trước khi dùng được kiểm tra chất lượng, chủng loại, chứng chỉ xuất xứ.

Ống thép được ghép  sao cho khoảng cách giữa các ống là 2mm. Ống phải được cố định chắc chắn.

+ Vệ sinh gờ cạnh:

Trước khi hàn, các gờ cạnh sẽ được làm sạch bằng máy mài, chổi sắt hoặc các dụng cụ thích hợp khác. Tạp chất như dầu mỡ, sỉ, bụi, sương… ảnh hưởng đến mối hàn sẻ loại bỏ bằng phương pháp đốt nóng.

+ Dung sai của cạnh:

Các bộ phận được hàn phải được lắp và căn chỉnh chính xác trước khi hàn.

Dung sai cho việc căn chỉnh mối nối bề mặt trong của ống như sau:

Mối hàn dọc: 5% hoặc nhỏ hơn độ dày, tuy nhiên nếu độ dày £ 20mm thì dung sai là 1mm.

Mối hàn vũng: 10% hoặc nhỏ hơn độ dày, tuy nhiên nếu độ dày £ 15mm thì dung sai là 1.5mm.

Độ hở chân cho mối nối khoảng 1mm hoăc nhỏ hơn, độ hở cho vật đắp đầy là 1mm hoặc nhỏ hơn.

Kích thước dung sai như sau:

Khe hở:± 1mm

Góc vát: ± 5 oC

Sau khi cố định chắc chắn đảm bảo kích thước và khe hở tiến hàn các các gông chặn sau đó tiến hành hàn đính.

Lưu ý khi ghép các ống thép thì các mối hàn đính phải hàn đối xứng nhau đảm bảo các ống thép không bị xô lệch và không bị gia nhiệt cục bộ quá lớn.

Tiến hành hàn điền đầy.

Sau mỗi lớp hàn và nơi tiếp giáp của đường hàn liên tục đều được gõ sỉ, làm sạch trước khi hàn lớp tiếp theo.

Sau khi tiến hành hàn điền đầy tiến hành làm sạch và sơn lại mối hàn theo yêu cầu kỹ thuật.

– Trình tự hàn

+ Đối với vật liệu cơ bản là thép (ống thép đen, ống thép mạ kẽm):

Đối với ống có chiều dày lớn hơn 4,5mm thì phải hàn thành hai lớp, lớp lót được hàn đủ quanh đường ống trước khi hàn lớp phủ.

Đối với ống có chiều dày nhỏ hơn 4,5mm được phép hàn một lần phủ, điền đầy khe hở mối hàn. Yêu cầu về mối hàn phải được lấp đầy, chiều cao mối hàn phải cao hơn mặt ngoài của ống không được phép vượt quá 3mm.

Độ lồi bên trong không được phép quá 1mm

Đối với các đường ống PCCC thì thông thường chỉ cần tiến hành kiểm tra bằng mắt thường sau đó thử áp lực phù hợp

  • Kết nối bằng mặt bích:

+ Căn thẳng hàng các bộ phận được nối tiếp.

+ Sắp xếp để các lỗ ráp muông tương ứng với các lỗ muông ở mặt bích, chừa một khoảng cách giữa các mặt bích để đặt zoăng caosu .

+ Đặt zoăng caosu vào giữa các mặt bích và ráp muông .

+ Căn thoảng giữa các gờ cửa hai mặt bích .

+ Ráp các con tán và vặn xiết dần theo đường kính ở các bulông vào vị trí góc vuông.

+ Phương pháp và trình tự xiết ốc mặt bích xem mục III.3

  • Kết nối bằng ren:

Đấu nối bằng phương pháp ren đối với ống có đường kính danh nghĩa DN65 trở xuống hoặc các ống tráng kẽm. Đấu nối bằng ren chủ yếu được thực hiện tại hiện trường theo trình tự như sau:

Khi lắp ống phải kiểm tra và làm sạch dầu cắt, nước, bụi bám vào ren, bên trong ống hoặc mặt cắt ống. Khi nối ren, cuốn dây đay theo chiều ren rồi dùng 1 lượng vừa đủ sơn phủ lên bề mặt (không dùng bột mattic hoặc vải). Khi vặn, dùng tay vặn ren rồi sau rồi sau đó dùng kiềm siết ống thích hợp với đường kính của ống thích hợp với đường kính của ống và vặn chặt lại (thao tác theo đúng quy định). Sau khi nối ren dùng sơn phủ lên các ren dư và sơn đỏ hoàn thiện ống.

 

  1. 2. Công việc lắp đặt giá đỡ ống
  • Tùy theo thực tế thi công tại công trường, có thể có những trường hợp chế tạo giá đỡ khác biệt nhằm đảm bảo tính khả thi, an toàn nhưng vẫn đảm bảo kỹ thuật thi công.
  • Tại những vị trí co, cút có thể bổ sung giá đỡ gần nhau hơn quy định nhằm đảm bảo tính cố định của hệ thống ống.
  • Tại những vị trí thích hợp, có thể bổ sung giá đỡ tăng cứng cho hệ thống ống.
  • Hai ống trở lên đi song song có cao độ đáy ống bằng nhau thì dùng chung một bộ giá đỡ cho nhiều ống.
  • Các chi tiết mối hàn chế tạo giá đỡ được sơn phủ bằng sơn giàu kẽm.
  • Các đầu ty treo ren suốt sau khi cắt phải được sơn giàu kẽm.
  • Thép hình U, V làm giá đỡ là thép mạ kẽm nhúng nóng.
  • Các chi tiết còng treo, còng U… cho ống là thép mạ kẽm.
  • Khoảng cách giữa hai giá đỡ liên tiếp trên một đường ống thẳng được quy định theo bảng sau:

Đối với ống thép:

Cỡ ống (Danh nghĩa)Hướng ngang (m)Hướng đứng (m)
DN151,82,4
DN 20-252,43,0
DN322,73,0
DN 40-503,03,6
DN 65-1003,64,5
DN125-1504,55,4

Chi tiết treo ống đơn dùng còng treo/ quang treo.

Bài Viết Liên Quan