Sơ Đồ Nguyên Lý Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler
Một số thành phần cơ bản của hệ thống
– Trung tâm điều khiển
• Trung tâm điều khiển có nhiệm vụ nhận các tín hiệu từ các công tắc áp lực đưa về để điều khiển hoạt động của hệ thống.
• Do đặc điểm làm việc của hệ thống chữa cháy sprinkler không sử dụng hệ thống báo cháy nên trung tâm điều khiển hệ thống chữa cháy không có sẵn các thiết bị báo động báo các trạng thái làm việc của hệ thống. Trong trung tâm thường có phần nguồn; phần tiếp nhận và xử lý tín hiệu từ thiết bị mở máy; phần tạo tín hiệu báo trạng thái làm việc của máy nén khí, các máy bơm chữa cháy; phần rơle khởi động các máy bơm chữa cháy, máy nén khí; phần hiển thị một số công năng của hệ thống.
– Đầu phun nước chữa cháy sprinkler
• Đầu phun của hệ thống thực hiện đồng thời hai chức năng vừa là cảm biến nhiệt vừa là vòi phun nước. Đối với hệ thống chữa cháy sprinkler đầu phun kín là bộ phận nhạy cảm với nhiệt độ và chỉ phun nước khi nhiệt độ của môi trường đạt một giá khi nhất định, người ta phân bố chúng theo tuyến ống và số lượng đã quy định trên một diện tích thiết kế
– Máy bơm chữa cháy
• Máy bơm chữa cháy có nhiệm vụ cung cấp nước chữa cháy cho hệ thống vòi phun thông qua đường ống khi hệ thống chữa cháy làm việc.
• Trong hệ thống chữa cháy sprinkler có hai loại bơm được sử dụng là: bơm chữa cháy động cơ điện và bơm chữa cháy động cơ xăng hoặc diezel. Thông thường máy bơm chữa cháy động cơ điện được sử dụng để tận dụng năng lượng có công suất lớn của mạng điện xoay chiều. Và máy bơm chữa cháy động cơ diezel được sử dụng trong những trường hợp đòi hỏi độ tin cậy cao của hệ thống.
– Máy bơm bù (bơm duy trì áp lực)
• Bơm bù có nhiệm vụ duy trì áp lực nước làm việc trên toàn bộ hệ thống đường ống cấp nước chữa cháy cho đầu phun sprinkler.
• Bơm bù được điều khiển tự động từ trung tâm điều khiển hệ thống chữa cháy nước tự động thông qua sự làm việc của công tắc áp lực khởi động bơm bù.
• Bơm bù thường là các bơm điện, hầu như không sử dụng bơm bù động cơ xăng hoặc diezel.
– Cụm van kiểm tra báo động
Cụm van kiểm tra báo động có nhiệm vụ:
• Cho dòng nước chảy qua khi các đầu phun làm việc.
• Tạo ra tín hiệu truyền về trung tâm điều khiển khi hệ thống chữa cháy.
• Kiểm tra áp lực làm việc bình thường của hệ thống.
Về nguyên lý làm việc: van kiểm tra mở máy phát tín hiệu nhờ có sự liên kết với các đường ống mà ở đó đặt các van khóa vòi nước, các thiết bị đo và thiết bị tín hiệu.
– Công tắc áp lực:
Công tắc áp lực có nhiệm vụ tạo ra tín hiệu điện truyền về trung tâm điều khiển khi áp lực trong đường ống giảm xuống một giá trị nào đó, giá trị này thay đổi tùy theo từng vị trí lắp đặt công tắc áp lực.