Biện Pháp thi công lắp đặt phòng cháy chữa cháy
- Tên Công Trình
- Địa chỉ
- Hạng Mục
- Chủ Đầu Tư
- Tư Vấn Giám Sát
- Nhà thầu thi công PCCC
Một số công việc cần thực hiện như sau :
- Công Tác chuẩn bị
- Biện pháp đảm bảo an toàn lao động, pccc vệ sinh môi trường
- Biện pháp thi công đường ống chữa cháy
- Thử áp lực đường ống
- Biện pháp thi công hệ thống cháy cháy
- Tổ chức thi công lắp đặt
- Công tác hoàn thiện.
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Bản vẽ
– Đội trưởng thi công nhận bản vẽ thi công phần phòng cháy chữa cháy được phê duyệt từ kỹ sư thiết kế, bản vẽ phải có đầy đủ mặt bằng, mặt cắt và chi tiết lắp đặt điển hình.
– Nghiên cứu bản vẽ và làm rõ với kỹ sư thiết kế.
2. Mặt bằng thi công.
– Đội trưởng thi công khảo sát mặt bằng, điều kiện thi công.
– Nhận bàn giao mặt bằng từ Ban quản lý dự án.
– Cấp nguồn điện tạm, nước tạm, tới các vị trí thi công.
– Kết hợp với các nhà thầu liên quan.
3. Dụng cụ thi công.
- Đưa máy móc, thiết bị, dụng cụ đồ nghề, vật tư đã được duyệt vào công trường – vị trí thi công.
- Bao gồm: Máy khoan, máy cưa sắt, máy cắt bàn, máy cắt cầm tay, máy hàn ống, máy ren ống, bơm thử áp lực, nguồn điện và ổ cắm, khóa xích, dàn giáo, búa, kìm, cờ lê, mỏ lết các loại, dây dọi, chổi sắt, giẻ lau và các vật dụng khác, dây an toàn, máy hút bụi, thước kéo, bút lấy dấu, thang chữ A, bình chữa cháy sách tay, quần áo, kính, găng tay, ủng, mũ bảo hộ, palăng, tời, kẹp ống, nivo, ……
4. Vật tư thi công
– Đội trưởng hướng dẫn cho các nhóm trưởng chuẩn bị các vật tư thi công.
– Ống thép đen, ống thép mạ kẽm, đai treo, giá đỡ và các phụ kiện….v….,
– Ống luồn dây, phụ kiện cho hệ thống báo cháy
5. Vận chuyển và bảo quản vật tư
– Vận chuyển ống và các phụ kiện, không được va đập mạnh, không được chầy xước. Dùng người, hoặc xe nâng, Pa lăngxich, tời, để nâng ống và các thiết bị vào vị trí lắp đặt. Phải có giá đỡ để đặt vật tư ống, tránh đặt trực tiếp ống xuống sàn sẽ dẫn đến cong ống và gây chầy xước ống.
6.Nhân lực.
Đội trưởng thi công phân chia đội mình thành các nhóm mỗi nhóm tối thiểu 4 người,mỗi nhóm có một trưởng nhóm, trưởng nhóm sẽ hướng dẫn và chỉ đạo công nhân thực hiện công việc.
II/ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN LAO ĐỘNG, PCCC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
A. Những quy tắc chung về ATLĐ, PCCC & VSLĐ
- họp phổ biến nội qui về ATLĐ, PCCC & VSLĐ
– Tất cả phụ trách các đơn vị, tổ đội thi công trên công trường trước khi lên công trường để thi công phải họp với BCH công trường về nội dung, tiến độ, các yêu cầu công việc và đặc biệt là vấn đề ATLĐ – VSLĐ & PCCC. BHC công trường phổ biến và yêu cầu các đơn vị, tổ đội thực hiện nghiêm túc nội qui công trường các yêu cầu cơ bản về ATLĐ & VSLĐ & PCCC của công trường. Người phụ trách của các đơn vị, tổ đội phải có trách nhiệm phổ biến đầy đủ lại đến từng người lao động của mình và ký đầy đủ vào Cam kết ATLĐ.
– Trước khi bắt đầu một công việc mới, BCH công trường nhắc nhở và yêu cầu đơn vị, tổ đội thực hiện tốt ATLĐ & VSLĐ & PCCC cho công việc đó.
2. Các nguyên tắc làm việc
– Tất cả các đơn vị, tổ đội chấp hành đầy đủ nội qui công trường, các yêu cầu cơ bản về ATLĐ và biện pháp thi công. BCH công trường sẽ xử lý đối với đơn vị, tổ đội nào vi phạm.
– Đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động như đội mũ bảo hộ, đi giầy và đeo & móc giây an toàn khi làm việc trên cao…
– Dùng đúng người có chuyên môn cho các công việc cụ thể, đặc biệt là công nhân vận hành các thiết bị & máy móc thi công, công nhân điện nước thi công, công nhân lắp dựng kết cấu thép, thiết bị, công nhân hàn phải có chứng chỉ hành nghề.
– Chỉ được đi lại ở các lối đi dành riêng cho người đã được xác đinh.
– Không đi lại trong khu vực có người làm việc bên trên hoặc có vật treo ở trên.
– Khi làm việc bên trên nghiêm cấm ném đồ, dụng cụ xuống dưới.
– Thực hiện theo biển báo, các quy tắc an toàn cần thiết.
3. Kiểm tra phương tiện & trang thiết bị làm việc
– Phải thực hiện nghiêm túc khâu này trước khi tiến hành công việc.
– Các phương tiện & trang thiết bị để làm việc đảm bảo ATLĐ bao gồm giàn giáo, thang, sàn thao tác, thiết bị máy móc, trang thiết bị bảo hộ lao động ( mũ bảo hộ, giầy, giây an toàn, lưới an toàn …) v.v…, dây điện, ổ cắm, phích cắm, tủ điện, bình cứu hỏa.
– Phải kiểm tra thường xuyên.
– Kiểm tra kỹ lưỡng.
– Kiểm tra theo yêu cầu qui định.
– Phải kịp thời sửa chữa nếu phát hiện các phương tiện & trang thiết bị không đầy đủ và đảm bảo theo qui định.
4.Làm vệ sinh và sắp xếp ngăn nắp
– Phải tiến hành vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ hàng ngày khu vực làm việc và kho bãi của mình.
– Thực hiện tốt tổng vệ sinh cuối tuần cho toàn bộ công trường.
– Sắp xếp các loại vật tư-vật liệu, thiết bị máy móc gọn gàng ngăn nắp và phân loại để đảm bảo ATLĐ & VSLĐ cũng như tạo hành lang an toàn.
– Không được để vật liệu, thiết bị trên các đường ra vào, cầu thang và lối đi lại của sàn giáo.
– Các vật liệu nguy hiểm phải được xếp riêng và có biện pháp bảo vệ đảm bảo an toàn.
– Phải có biện pháp bọc che các đầu thép chờ, thép biện pháp trên sàn, tường…
– Trang bị dụng cụ phòng hộ cá nhân để bảo vệ cơ quan hô hấp khỏi bụi cho người lao động làm việc trong môi trường phát sinh nhiều bụi.
– Bố trí chiếu sáng khu vực thi công nhằm nâng cao chất lượng, năng suất lao động, giảm thiểu nguy cơ mất an toàn lao động
5.Công tác PCCC
– Cấm lửa nơi có vật liệu dễ cháy, nổ.
– Cấm hút thuốc trong khu vực thi công.
– Chỉ hút thuốc trong khu vực cho phép.
– Dập tắt thuốc lá vào xô sau khi hút.
– Để vật liệu dễ cháy nổ ở nơi qui định.
– Trang bị đầy đủ bình cứu hỏa và bảng nội qui & tiêu lệnh PCCC cho hệ thống văn phòng tạm, kho xưởng cũng như khu vực thi công có tia lửa ( như hàn, cắt …) và khu vực có vật liệu dễ cháy, nổ ( như kho xăng dầu ). Số lượng bình cứu hỏa được tính 1bình cho 120m2.
– Phải thường xuyên kiểm tra chất lượng bình cứu hỏa, phải thay thế ngay nếu bình không còn đảm bảo yêu cầu.
– Bố trí các vòi nước hoặc thùng, bể đựng nước, cát tạm xung quanh công trường, kho xưởng để phục vụ thi công và PCCC.
– Tất cả công nhân khi thi công công việc này đều phải được đào tạo và tuân thủ các yêu cầu của quy trình và được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ.
– Kiểm tra trang thiết bị, máy móc, dây nguồn, phích cắm …phải đảm bảo an toàn trước khi tiến hành cố định ống.
– Tại các vị trí cố định ống phải lắp giàn giáo để thi công cao hơn 2m khi công nhân lên giàn giáo thi công luôn phải đeo dây an toàn.
– Khi công nhân khoan bắt vít nở cố định ván khuôn cần phải đeo kính bảo hộ khi khoan.
– Đối với những vị trí thi công trên 2m công nhân thi công trên giáo phải đeo dây an toàn và đảm bảo dây an toàn được móc chắc chắn.
– Vận chuyển ống lên giáo bằng cách chuyển tay hoặc dùng dây kéo. Đặc biệt các phụ kiện ống như cút, check, mang sông không được tung ném lên giáo mà phải dùng dây để kéo lên.
– Khi thi công xong những vật liệu thừa và không dùng đến không được ném từ trên giáo xuống. những vật liệu còn lại trên giáo sau khi thi công phải được chuyển xuống một cách cẩn thận.
– Khi bơm nước thử kín ta phải thường xuyên kiểm tra đường ống, nếu phát hiện đường ống bị dò rỉ cần phải dừng bơm nước và khắc phục ngay để tránh nước chảy ra mặt bằng thi công.
– Sau khi công tác thử kín đã nghiệm thu xong ta dùng van xả và ống mềm dẫn xả nước vào nơi quy định.
– Kiểm tra máy cắt, máy đục, dây nguồn … phải đảm bảo an toàn trước khi tiến hành cắt đục.
– Trước khi cắt đục tường cần phải tưới ẩm tường để hạn chế bụi trong quá trình cắt làm ảnh hưởng tới môi trường thi công.
– Trong quá trình cắt đục công nhân thi công phải đeo kính nhằm tránh bụi và mạt tường bắn vào mắt.
- Thử áp lực.
– Kiểm tra máy bơm, dây nguồn, phích cắm phải đảm bảo trước khi tiến hành bơm áp.
– Trước khi bơm nước vào đường ống cấp nước cần kiểm tra lại nút bịt các họng cấp nước trước khi tiến hành bơm tránh để nước chảy ra mặt bằng thi công.
– Phải có biển cảnh báo áp lực nước trong đường ống cao trong quá trình thử áp.
- ATLĐ trong khi thi công hàn ống thép.
– Chỉ thợ hàn mới được dùng máy hàn.
– Phải dọn dẹp sạch các chất dễ cháy nổ trên mặt bằng với bán kính không nhỏ hơn 5 mét, còn đối với vật liệu và thiết bị có khả năng bị nổ phải di chuyển đi nới khác.
– Không thi công hàn trong các phòng kín, nếu thi công trong phòng kín thì phải bố trí thông gió tốt (quạt thông gió), đồng thời bố trí người ở ngoài quan sát để sử lý kịp thời khi có nguy hiểm.
– Thợ hàn làm việc trên cao phải có túi đựng dụng cụ, que hàn và các mẩu que hàn thừa.
– Khi tiến hành thi công hàn ở trên cao những tài sản, vật dụng bên dưới phải được di chuyển hết. Những vật dụng không di chuyển được phải được che phủ bằng vật liệu chống cháy trước khi thực hiện công việc hàn.
– Chuôi kìm hàn phải được làm bằng vật liệu cách điện, cách nhiệt tốt, kím hàn phải kẹp chặt que hàn. Không dùng các loại kìm hàn tự chế.
– Máy hàn phải có thiết bị đóng ngắt điện, khi ngừng thi công phải ngắt điện cho máy hàn.
– Thợ hàn phải được trang bị mặt lạ và kính hàn phù hợp.
- ATLĐ trong lắp đặt thiết bị.
Lắp đặt bơm
– Đối với các loại bơm trục đứng có trọng lượng lớn phải dùng palăng xích để đưa bơm vào vị trí bệ bơm cần phải kiểm tra xem pa lăng có đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, an toàn không.
– Phải thường xuyên kiểm tra tình trạng các bộ phận của palăng xích đặc biệt là xích. Phải thay xích khi có dấu hiệu bị mòn.
– Khi sử dụng nhiều palăng cùng lúc thì ta cần phân bố đều tải trọng cho các palăng.
– Trước khi nâng phải kiểm tra đảm bảo các dây xích không bị xoắn, nơi treo pa lăng phải chắc chịu được tải trọng toàn bộ.
– Treo pa lăng chắc chắn vào nơi treo. Thử kéo lên kéo xuống ở điều kiện không tải xem có hoạt động tốt không.
– Chỉ được dùng tay điều khiển xích nhỏ của pa lăng, không được lắp và điều khiển palăng bằng động cơ.
– Kiểm tra máy cắt, máy đục, dây nguồn … phải đảm bảo an toàn trước khi tiến hành cắt đục.
-Trước khi cắt đục tường cần phải tưới ẩm tường để hạn chế bụi trong quá trình cắt làm ảnh hưởng tới môi trường thi công.
– Trong quá trình cắt đục công nhân thi công phải đeo kính nhằm tránh bụi và mạt tường bắn vào mắt.
– Sau khi cắt đục xong cần dọn dẹp phế liệu cho vào bao tải để chuyển xuống dưới.